4 bước tư vấn chiến lược truyền thông của Skyline

Tư vấn chiến lược truyền thông cho doanh nghiệp là dịch vụ cung cấp giải pháp chiến lược truyền thông phù hợp với doanh nghiệp và những tiêu chí quan trọng bạn cần biết. Chiến lược truyền thông là kế hoạch giúp doanh nghiệp lan tỏa sản phẩm, dịch vụ đến với nhiều khách hàng. Để hiệu quả, thì chiến lược cần được xây dựng phù hợp với doanh nghiệp. Bên cạnh đó là quá trình thực thi bám sát với kế hoạch đã đề ra và không ngừng tối ưu.

Qua bài viết sau, Skyline Việt Nam giúp bạn hiểu rõ thế nào là dịch vụ tư vấn chiến lược truyền thông cũng như những tiêu chí cần biết để đánh giá chiến lược có phù hợp, hiệu quả với doanh nghiệp hay không.

Skyline tư vấn chiến lược truyền thông toàn diện

Chiến lược truyền thông là gì? 

Chiến lược truyền thông (communication strategy) được hiểu là chiến lược để giao tiếp hay tiếp cận với khách hàng mục tiêu của bạn. Theo đó, bao gồm những hạng mục mà khi xây dựng chiến lược truyền thông cần phải khai thác như: 

– Mục tiêu truyền thông (What’s the purpose of communication?)

– Đối tượng truyền thông Who is the target of communication?

– Thông điệp truyền thông mà thương hiệu muốn truyền tải (What’s the message in communication?)

– Truyền thông như thế nào/ Chiến lược truyền thông (How is the message going to be communicated?)

– Truyền thông qua kênh nào? (How do distributed systems communicate?)

Thông thường, khi xây dựng chiến lược truyền thông, doanh nghiệp hoặc agency sẽ không thể bỏ qua communication roadmap (Giúp toàn bộ đội ngũ tham gia từ xét duyệt đến thực thi nắm rõ thông điệp truyền thông, kênh truyền thông, cách thức truyền thông,… và truyền thông đến đúng khách hàng mục tiêu và đạt được những mục tiêu cụ thể)

Kế hoạch truyền thông có khác với kế hoạch marketing tổng thể (IMC Plan hay comprehensive marketing plan)?

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp lẫn người làm marketing khi tiếp cận 2 khái niệm trên đều khá lúng túng về ý nghĩa và sự khác nhau. Theo đó, Communication plan và IMC plan là 1.

Và trong một số trường hợp cũng có thể có sự khác nhau, tùy vào góc nhìn, quan điểm, mục tiêu của đội ngũ (client hay agency) thực thi hạng mục này: 

– IMC plan thường do phía client (doanh nghiệp) thực hiện 

– Communication plan thường do phía agency thực hiện khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này từ agency. 

Theo đó, IMC Planning Model (như hình bên dưới) luôn có hạng mục về “Advertising” (Quảng cáo), và thường sẽ có 1 hoặc nhiều agency thực hiện quảng cáo cho key message này (trong trường hợp client thuê dịch vụ từ agency). Ví dụ: 

+ Xây dựng TVC, key visual,…

+ Xây dựng kênh social, always on content,… 

+ Quảng cáo digital performance,… 

Như vậy, agency đảm nhận những hạng mục đề cập ở ví dụ trên để truyền thông, và sẽ xây dựng communication plan để truyền thông thông điệp đến khách hàng mục tiêu.

Khi đó, communication plan được hiểu là thực thi IMC plan (do client xây dựng). 

Tóm lại, có thể nói rằng, tuỳ vào SOW, mục tiêu, góc nhìn,… mà IMC plan và communication có thể hiểu là 1 hoặc khác nhau. 

Kế hoạch truyền thông có khác với kế hoạch marketing tổng thể

4 bước tư vấn chiến lược truyền thông của Skyline

Để đảm bảo rằng thông điệp của bạn được truyền đạt một cách hiệu quả và mang lại kết quả, việc áp dụng một chiến lược truyền thông chặt chẽ là không thể thiếu. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng sở hữu đội ngũ marketing chuyên nghiệp, am hiểu thị trường. Nhu cầu này đã thúc đẩy sự xuất hiện và phát triển của dịch vụ tư vấn chiến lược truyền thông, mang đến giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp.

Bước 1: Xác định thực trạng hiện tại của doanh nghiệp

Đảm bảo chiến lược truyền thông hiệu quả, các doanh nghiệp cần xác định rõ thực trạng hiện tại của công ty trước khi lên kế hoạch chi tiết. Quá trình này bao gồm việc đánh giá các yếu tố bên ngoài, nội bộ doanh nghiệp, trải nghiệm khách hàng và xác định mục tiêu truyền thông có ảnh hưởng đến các hoạt động truyền thông của tổ chức.

1.1 Xác định thực trạng của doanh nghiệp 

Bước đầu tiên và quan trọng trong bước này chính là xác định thực trạng của doanh nghiệp trước khi thực hiện xây dựng chiến lược truyền thông. Theo đó, cần phải trả lời những câu hỏi chính yếu sau: 

– Thương hiệu đang ở giai đoạn phát triển nào? 

– Thương hiệu đã triển khai chiến lược truyền thông nào trước đây chưa?

– Đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động truyền thông thương hiệu hiện tại? 

– Đánh giá thực trạng thương hiệu thông qua mô hình SWOT

Tiếp đến, cần có nghiên cứu chuyên sâu brand audit dưới góc độ truyền thông, bao gồm những hạng mục quan trọng như: 

– External branding: 

External branding gồm hình ảnh (logo, bảng màu, biểu tượng, phông chữ,…) và văn bản (giá trị, nhiệm vụ, sứ mệnh, định vị của doanh nghiệp hay brand voice,…). Thương hiệu bên ngoài có vai trò truyền tải thông điệp và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, từ đó thu hút khách hàng tiềm năng, thúc đẩy doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh. 

Những thương hiệu thật sự thành công không chỉ đơn giản tạo dựng lòng trung thành từ phía khách hàng, mà họ còn hiểu rõ bản chất của đối tượng mục tiêu, đặt ra mục tiêu rõ ràng và duy trì sự nhất quán trong mọi hoạt động truyền thông.

– Internal branding: 

Xây dựng thương hiệu nội bộ là quá trình truyền tải văn hóa, giá trị cốt lõi, nhiệm vụ và sứ mệnh của doanh nghiệp đến nhân viên của họ. Với mục tiêu, mỗi nhân viên sẽ trở thành đại sứ thương hiệu, từ đó lan tỏa và nâng cao giá trị thương hiệu đến khách hàng, cộng đồng, xã hội.

Để thúc đẩy sự thành công khi xây dựng thương hiệu nội bộ, các công ty cần thu hút sự tham gia của nhân viên vào tất cả các khâu phát triển thương hiệu. Tham gia chặt chẽ vào quá trình này giúp nhân viên hiểu rõ hơn về thông điệp cần truyền tải và thương hiệu, từ đó lan tỏa hiệu quả hơn. 

– Customer Experiences 

Hiểu rõ trải nghiệm của khách hàng giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường lòng trung thành và thu hút phân khúc mới. Doanh nghiệp cần nghiên cứu sâu về cách mà người tiêu dùng tương tác với thương hiệu, từ quá trình mua hàng đến trải nghiệm sử dụng sản phẩm/dịch vụ và hậu mãi để thấu hiểu về khách hàng của họ.

Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần phải lắng nghe ý kiến và phản hồi từ phía khách hàng, thường xuyên đo lường chỉ số hài lòng của khách hàng thông qua các đánh giá trên mạng xã hội hoặc phản hồi trực tiếp để hiểu rõ hơn về các điểm mạnh/yếu trong việc cung cấp trải nghiệm cho khách hàng.

Quy trình tư vấn chiến lược truyền thông hiệu quả

1.2 Xác định các mục tiêu truyền thông 

Sau khi xác định thực trạng doanh nghiệp, chúng ta cần xác định các mục tiêu truyền thông. Các mục tiêu có thể bao gồm tăng cường nhận thức thương hiệu, thúc đẩy doanh số bán hàng, cải thiện hình ảnh doanh nghiệp hoặc tương tác trên mạng xã hội,… Mục tiêu rõ ràng giúp doanh nghiệp định hướng và xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, bạn cần xác định những mục tiêu mà chiến lược truyền thông hướng đến gồm: 

– Target audience

– Xác định vấn đề chính yếu cần được giải quyết và mong muốn đạt được 

– Xác định một số mục tiêu cần đạt được của chiến lược truyền thông 

Bước 2: Phân tích

2.1 Phân tích doanh nghiệp và thị trường mục tiêu 

Phân tích thị trường mục tiêu sẽ tập trung vào kích thước thị trường, xu hướng và nhu cầu của khách hàng. Hiểu rõ về doanh nghiệp và thị trường mục tiêu giúp định hình và xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả.

2.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh

Việc phân tích đối thủ cạnh tranh giúp chúng ta hiểu rõ về chiến lược, điểm mạnh và điểm yếu, cũng như các hoạt động truyền thông của họ. Điều này giúp chúng ta tìm ra cách để nâng cao cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo ra các chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn.

2.3 Xác định khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp 

Doanh nghiệp cần phân chia thị trường thành các phân khúc nhỏ dựa trên đặc điểm, nhu cầu và hành vi của khách hàng, từ đó, xác định phân khúc khách hàng mục tiêu để tập trung nguồn lực. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí và tối ưu hiệu quả truyền thông.

Bước 3: Xây dựng chiến lược truyền thông 

Dưới đây bao gồm một số gợi ý của các hạng mục có trong chiến lược truyền thông, tuy vậy cũng cần lưu ý rằng, mỗi thương hiệu và mỗi ngành hàng đều có nhu cầu, mục tiêu khác nhau. Do đó, chiến lược truyền thông cần đảm bảo rằng việc. 

3.1 Tạo ra thông điệp chính (key message)

Trong tư vấn chiến lược truyền thông cho doanh nghiệp hay trong bước xây dựng chiến lược truyền thông thì bước xác định thông điệp truyền thông (Key message) chính là bước rất quan trọng. 

Trong bước này có thể bao gồm triển khai những hoạt động như xây dựng insight, big idea,… tuỳ vào quy mô dự án, và mục tiêu truyền thông mà trong quá trình xây dựng chiến lược truyền thông có thể thực hiện các hạng mục phù hợp. 

Ở bước này, bạn hãy tự trả lời các câu hỏi sau đây dựa trên tình hình và mục tiêu hiện tại của doanh nghiệp:

Đối tượng mục tiêu của bạn đã biết những gì?

Đối tượng mục tiêu muốn biết thêm điều gì?

Bạn muốn đối tượng mục tiêu biết điều gì?

Mức độ ảnh hưởng của đối tượng mục tiêu như thế nào?

Cần phải nỗ lực đến mức nào để tiếp cận đối tượng mục tiêu?

Những thông điệp được tạo ra nên thu hẹp khoảng cách giữa những gì đối tượng mục tiêu đã biết và những gì doanh nghiệp muốn cho họ biết. Đồng thời, bạn cũng cần xem xét đối tượng mục tiêu thích hợp cho từng thông điệp.

Không dễ dàng để bạn có thể nhanh chóng tạo ra thông điệp truyền thông ngay lập tức, điều này không chỉ đòi hỏi sự nghiên cứu chuyên sâu về đối tượng truyền thông mục tiêu, thị trường, thương hiệu,… mà còn cần có đội ngũ chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm. 

Chính vì vậy, nếu thương hiệu chưa có đội ngũ để triển khai xây dựng thông điệp truyền thông cho chiến dịch marketing của mình, bạn có thể tìm đến các đơn vị chuyên cung cấp giải pháp dịch vụ này. 

3.2 Xác định các mục tiêu cần đạt được

Bạn cần xác định mục tiêu cụ thể cho chiến lược truyền thông của thương hiệu. Như đề cập bên trên, khi xây dựng mục tiêu, cần xây dựng mục tiêu S-M-A-R-T (rõ ràng, đo lường được, có tính khả thi và thiết lập mốc thời gian bạn sẽ đạt được mục tiêu đó)

Bước này đảm bảo bạn có thể đánh giá tiến độ của chiến lược, đo lường hiệu quả của thông điệp truyền thông cũng như toàn bộ chiến lược truyền thông và đưa ra những giải pháp kịp thời nếu nó không phù hợp.

3.3 Xác định các kênh truyền thông phù hợp

Hiện nay, doanh nghiệp nào cũng nên triển khai truyền thông trên nhiều kênh, nền tảng. Một số kênh truyền thông phổ biến gồm: Website, mạng xã hội, báo chí, email,…

Mỗi kênh sẽ có những đặc điểm khác nhau mà bạn phải xem xét để điều chỉnh cách truyền thông cho phù hợp, trong đó bao gồm cách sử dụng ngôn từ, giọng điệu, hình ảnh, video,… 

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải nắm chắc các lưu ý hạn chế của kênh như: phạm vi tiếp cận, giới hạn độ dài, nội dung,,… Đồng thời tìm hiểu mỗi kênh sẽ tiếp cận đối tượng nào và kênh nào được đối tượng mục tiêu ưa thích hơn.

Bước 4: Đo lường và đánh giá hiệu quả truyền thông

4.1 Đo lường, theo dõi và đánh giá hiệu quả truyền thông của chiến lược

Mọi thông điệp trong chiến lược của bạn đều cần có quản lý thường xuyên, đánh giá hiệu quả của các hoạt động truyền thông, từ đó rút ra những kinh nghiệm để tối ưu hóa chiến lược. Việc đo lường, theo dõi và đánh giá hiệu quả cần được thực hiện thường xuyên để đảm bảo kế hoạch truyền thông đạt được mục tiêu đề ra.

Tuy vậy, câu hỏi thường gặp của hầu hết doanh nghiệp chính là đo lường hiệu quả của chiến lược truyền thông như thế nào? Điều này bạn cần xây dựng một số chỉ số đo lường quan trọng và những chỉ số KPIs (key performance indicators (KPIs), metrics) trước khi triển khai truyền thông, theo từng mục tiêu như:

– Nếu mục tiêu truyền thông là tăng Brand awareness, bạn có thể thiết lập các chỉ số đo lường gồm: Theo dõi các lượt reach, số lần hiển thị, lượt xem, số lần click, like, share,… Bạn cũng có thể sử dụng khảo sát, thăm dò ý kiến, phỏng vấn,… để đo lường mức độ nhận thức và tỷ lệ ghi nhớ về thương hiệu.

– Nếu mục tiêu truyền thông là tăng cường mức độ tương tác với khách hàng, bạn có thể theo dõi và đo lường các chỉ số như: comments, like, ratings, reviews,… hoặc các khảo sát, phỏng vấn,… để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về doanh nghiệp.

– Nếu mục tiêu truyền thông là tăng khả năng chuyển đổi từ đối tượng tiềm năng sang khách hàng trung thành, bạn có thể sử dụng các chỉ số đo lường như: lượt đăng ký, downloads, mua hàng,… để đánh giá ý định tiêu dùng và tỷ lệ ra quyết định của khách hàng.

Bên cạnh đó, có thể tham khảo 4 chỉ số quan trọng thường gặp của các chiến lược truyền thông thương hiệu như sau:

– Lượng tiếp cận (Reach)

Chỉ số này đo lường số lượng người tiếp cận thông điệp truyền thông của bạn. Nó có thể được đo bằng cách xem xét lượt truy cập vào website, số lượt hiển thị trên các mạng xã hội, số lượng người xem, hay tỷ lệ mở email,…

– Lượng tương tác (Engagement)

Lượng tương tác đo lường mức độ mọi người thể hiện sự quan tâm với thông điệp thông qua lượt thích, chia sẻ, bình luận, phản hồi,… 

– Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion)

Tỷ lệ chuyển đổi đo lường mức độ hiệu quả của chiến lược thông qua đánh giá tỷ lệ những người đã thực hiện hành động (đăng ký, mua hàng, downloads,..) sau khi tiếp nhận thông điệp truyền thông. 

– Nhận thức thương hiệu (Perception)

Chỉ số này đo lường mức độ nhận biết và hiểu biết của khách hàng về thương hiệu sau khi tiếp xúc với thông điệp truyền thông. Đo lường nhận thức của khách hàng về thương hiệu thông qua các cuộc khảo sát cá nhân hoặc nhóm, để thu thập phản hồi và và đánh giá ý kiến của họ.

Việc theo dõi và đo lường các chỉ số này thường xuyên giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động của chiến lược truyền thông, từ đó điều chỉnh chiến dịch để đạt được mục tiêu đề ra.

4.2 Đánh giá hiệu quả, đề xuất giải pháp cải tiến và tối ưu 

Ở bước này, chúng ta phân tích sâu hơn về dữ liệu đã thu thập từ các chỉ số đo lường như đã đề cập ở bước 3 để hiểu rõ hơn về xu hướng, mối quan hệ và điểm mạnh/cần cải thiện của chiến lược truyền thông. Đánh giá này cung cấp cái nhìn tổng quan về hiệu quả của chiến lược và giúp xác định các vấn đề cần được ưu tiên giải quyết.

Có thể nói, việc đánh giá hiệu quả của chiến lược truyền thông cần bộ phận có năng lực chuyên môn sâu cũng như có góc nhìn và phân tích rộng, khách quan trên cả dữ liệu định lượng (qualitative data) và định tính (quantitative data). Từ đó, thương hiệu sẽ có được kết quả đánh giá chính xác hơn và hiệu quả hơn. 

Ngoài các chỉ số đo lường thường gặp như reach, engagement, website traffic, event registrations, social media interactions,… thì hiện nay, các chỉ số đo lường liên quan đến đánh giá tác động của truyền thông thông qua phân tích phản hồi của khách hàng mục tiêu (Social media sentiment hay Brand sentiment) được nhiều thương hiệu áp dụng. 

Bạn có thể thực hiện đo lường thông qua một số công cụ theo dõi mạng xã hội social listening như để theo dõi, đo lường và đánh giá mức độ quan tâm chú ý (mentions), sắc thái phản hồi về thông điệp truyền thông (tích cực hay tiêu cực), độ phủ của chiến dịch truyền thông (volume),… 

Bên cạnh đó, công cụ social listening còn giúp các nhà hoạch định chiến lược truyền thông phân tích insight khách hàng mục tiêu cũng như chân dung khách hàng mục tiêu với thương hiệu, từ đó có thể đề xuất các giải pháp tối ưu hiệu quả.

Skyline đơn vị tư vấn chiến lược truyền thông uy tín

Skyline đơn vị tư vấn chiến lược truyền thông uy tín

Yếu tố quan trọng không kém khi bạn cân nhắc chọn đơn vị tư vấn chiến lược truyền thông, chiến lược branding, chiến lược digital marketing, chiến lược marketing tổng thể,… cho doanh nghiệp của mình; đó chính là xem về agency đó có đặt mục tiêu đồng hành cùng phát triển win – win với thương hiệu hay không. 

Đây được xem là yếu tố khá quan trọng để thương hiệu an tâm trong quá trình hợp tác, đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn chiến lược truyền thông (agency) sẽ luôn nỗ lực hết sức và tìm cách nhằm tối ưu chất lượng, hiệu quả công việc cũng như đạt mục tiêu dự án đề ra.

Hy vọng Skyline được đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn để cùng hợp tác và phát triển.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *